25+ bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến đơn giản và hiệu quả

Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến là một phương pháp giúp khôi phục lại chức năng cho bệnh nhân và giảm thiểu ảnh hưởng từ các biến chứng như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn chức năng vận động… Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân tai biến có thể bắt đầu tập vật lý trị liệu trong 24 đến 48 giờ sau cơn tai biến. [1] Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 25+ bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến mạch máu não đơn giản và hiệu quả theo từng giai đoạn. 

Tập vật lý trị liệu cho người tai biến chia thành 3 giai đoạn, bao gồm các bài tập vận động thụ động, vận động thụ động kết hợp chủ động và vận động chủ động.

1. Vì sao người bệnh cần tập vật lý trị liệu sau tai biến?

Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến mạch máu não giúp bệnh nhân tăng cường khả năng vận động, cải thiện lực của cơ và giúp lưu thông máu. Ngoài ra, giải pháp này còn hữu hiệu trong việc khôi phục khả năng giữ thăng bằng, di chuyển và ngôn ngữ, giúp bệnh nhân có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Từ đó giúp người bệnh giảm bớt cảm giác mặc cảm, thay vào đó là niềm vui sống tích cực hơn.

Đặc biệt, người bị liệt nửa người do đột quỵ cần được chăm sóc đúng cách để sớm quay lại cuộc sống, hạn chế các biến chứng như viêm phổi, viêm loét da vì nằm lâu, trầm cảm,…

2. Bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến

2.1 Bài tập cho giai đoạn cấp (24 giờ sau hồi phục) 

Bác sĩ nhận định rằng nên tập sau 24h kể từ khi hồi phục, nếu tập quá sớm sẽ gây nguy hiểm, tập quá muộn cũng cản trở tốc độ hồi phục. Ở giai đoạn này, bệnh nhân chỉ cần tập thụ động hoặc tập chủ động nhẹ nhàng tại chỗ với các tư thế nằm, ngồi đơn giản. 

2.2. Bài tập cho giai đoạn sau 48 giờ

Bệnh nhân được điều trị vật lý trị liệu thụ động như Sóng xung kích shockwave, Chiếu tia laser kết hợp cùng các bài tập vận động nhẹ nhàng giúp tác động vào nhiều nhóm cơ

Sau 48 giờ, nếu bệnh nhân đã có thể vận động nhẹ nhàng, người hỗ trợ tiếp tục hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến dưới dây giúp tác động vào nhiều nhóm cơ. 

  • Đối với phần chi trên: bệnh nhân cần tập luyện kết hợp đều các vùng cơ, khớp vai, cánh tay, khuỷu tay, cổ tay và bàn tay, tránh tình trạng chỉ tập luyện tập trung vào một vài nhóm cơ quan. [3]
  • Đối với phần chi dưới: Các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến chi dưới sẽ giúp phục hồi khả năng đi lại của bệnh nhân, đồng thời giảm thiểu khả năng xảy ra các thương tật thứ cấp do bất động lâu ngày như loét, co cơ, cứng khớp… [4] [5]

Bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến xoay khớp vai

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm thẳng, hai tay khép sát cơ thể
  • Bước 2: Người hỗ trợ đỡ vào vai và cổ tay, giúp bệnh nhân xoay khớp vai ra trước và sau nhẹ nhàng
  • Bước 3: Thực hiện chậm rãi, lặp lại khoảng 10 lần
  • Bước 4: Trở về tư thế nằm ngửa ban đầu

Tần suất tập: Tập khoảng 2-3 lần mỗi ngày

Các bước thực hiện bài tập xoay khớp vai thụ động cho bệnh nhân
Hướng dẫn bài tập xoay khớp vai thụ động cho bệnh nhân

Bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến khớp khuỷu tay

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi thẳng, để tay lên một mặt phẳng, bàn tay và khuỷu tay bên liệt úp xuống
  • Bước 2: Nhẹ nhàng dùng tay bên lành nắm vào phần cẳng tay, đẩy cẳng tay ngửa lên trên
  • Bước 3: Giữ trong khoảng 5s, sau đó trở về tư thế bước 1
  • Bước 4: Lặp lại các động tác khoảng 10 lần hoặc tới khi nào bệnh nhân mỏi

Tần suất tập: Tập khoảng 2-3 lần mỗi ngày

Bài tập tai biến khớp khuỷu tay
Hướng dẫn tập khớp khuỷu tay

Bài tập khớp cổ tay

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi thẳng, để tay lên bàn, ngửa cẳng tay và bàn tay bên yếu lên trên bàn 
  • Bước 2: Dùng tay bên lành giữ bàn tay bên yếu, bẻ nhẹ nhàng một góc 90 độ ra sau
  • Bước 3: Giữ trong khoảng 5s, sau đó trở về tư thế bước 1
  • Bước 4: Lặp lại các bước trên, tuy nhiên ở bước 2 thay vì bẻ ra sau, bệnh nhân bẻ cổ tay ra đằng trước để giúp tay không bị mỏi 
  • Bước 5: Lặp lại các động tác khoảng 5 lần 

Tần suất tập: Tập khoảng 2-3 lần mỗi ngày

Các bước thực hiện bài tập gập khớp cổ tay
Hướng dẫn bài tập gập khớp cổ tay

Bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến giãn bàn tay

  • Bước 1: Bệnh nhân duỗi thẳng bàn tay bên liệt
  • Bước 2: Dùng tay bên lành từ từ gập bàn tay bên liệt theo từng đốt, cho tới khi bàn tay được gập thành nắm đấm
  • Bước 3: Giữ trong khoảng 10s, sau đó trở về tư thế bước 1
  • Bước 4: Lặp lại các động tác trong bài tập khoảng 5 lần 

Tần suất tập: Tập khoảng 2-3 lần mỗi ngày

Các bước thực hiện bài tập giãn bàn tay
Hướng dẫn bài tập giãn bàn tay

Bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến ngón tay cái

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi thẳng, để tay bị liệt lên bàn, lòng bàn tay ngửa
  • Bước 2: Người thân bệnh nhân dùng 2 tay, 1 tay giữ ngón cái, 1 tay giữ 4 ngón tay còn lại của người bệnh. 
  • Bước 3: Gập ngón cái của người bệnh hết mức vào lòng bàn tay
  • Bước 4: Giữ khoảng 3s rồi tiếp tục di chuyển ngón tay cái theo các hướng ra xa và sang hai bên của bàn tay
  • Bước 5: Lặp lại bài tập khoảng 5 – 10 lần 

Tần suất tập: Tập khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày

Hướng dẫn bài tập ngón tay cái
Hướng dẫn bài tập ngón tay cái

Bài tập bắp đùi

  • Bước 1: Bệnh nhân đứng thẳng, tay tựa vào ghế, quay mặt vào ghế
  • Bước 2: Bước 1 chân ra trước, 1 chân chống đằng sau
  • Bước 3: Từ từ hạ thấp chân sau xuống tới khi bắp đùi cảm thấy căng rồi trở lại tư thế ban đầu
  • Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 3 lần

Tần suất tập: 1-2 lần mỗi ngày

Bài tập bắp đùi
Hướng dẫn bài tập bắp đùi

Bài tập mở hông

  • Bước 1: Bệnh nhân đứng thẳng, tay tựa vào ghế, quay mặt vào ghế
  • Bước 2: Giữ thẳng chân, nhẹ nhàng đá ra sau 
  • Bước 3: Giữ nguyên trong khoảng 3s và trở về tư thế cũ
  • Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 3 lần

Tần suất tập: 1-2 lần mỗi ngày

Các bước thực hiện bài tập mở hông
Hướng dẫn bài tập mở hông

Bài tập khớp háng

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng 
  • Bước 2: Co 2 chân chống vuông góc
  • Bước 3: Từ từ mở chân sang 2 bên, cố gắng ép cơ hết mức có thể 
  • Bước 4: Lặp lại các bước tập khoảng 5 lần 

Tần suất tập: 1-2 lần mỗi ngày

Các bước thực hiện bài tập mở khớp háng
Hướng dẫn bài tập mở khớp háng

Bài tập khớp gối

  • Bước 1: Bệnh nhân đứng thẳng, một bên tay tựa vào ghế
  • Bước 2: Giữ thẳng chân, nhẹ nhàng đá chân ra trước, bệnh nhân cố gắng giữ đầu gối thẳng 
  • Bước 3: Giữ nguyên trong khoảng 3s và trở về tư thế cũ
  • Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 3 lần 

Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày

Các bước thực hiện bài tập duỗi khớp gối
Hướng dẫn bài tập duỗi khớp gối

Bài tập khớp cổ chân

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân. Người hỗ trợ giúp kê gối vào phần gót chân bệnh nhân
  • Bước 2: Giữ nguyên chân chống bên lành và duỗi chân chống bên liệt theo độ trượt của gót chân
  • Bước 3: Dùng lực bắp đùi kéo chân trở về tư thế bước 1 
  • Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 5 lần 

Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày

Bài tập gập khớp cổ chân
Hướng dẫn bài tập gập khớp cổ chân

Bài tập nâng chân

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân
  • Bước 2: Nâng chân bên yếu lên cao hết mức có thể
  • Bước 3: Hạ chân về vị trí cũ
  • Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 5 lần 

Tần suất tập: 1-2 lần tập mỗi ngày

Các bước thực hiện bài tập nâng chân
Hướng dẫn bài tập nâng chân

Bài tập trượt gót chân

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, co 2 chân chống đứng, lót một tấm khăn vào gót chân bên yếu để tạo độ trượt
  • Bước 2: Giữ nguyên chân chống bên lành và duỗi chân chống bên liệt theo độ trượt của gót chân
  • Bước 3: Dùng lực bắp đùi kéo chân trở về tư thế bước 1 
  • Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 5 lần 

Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày

Các bước thực hiện bài tập trượt gót chân
Hướng dẫn bài tập trượt gót chân

2.3. Bài tập cho giai đoạn sau (sau 72 giờ kể từ khi hồi phục)

Ở giai đoạn này, tùy vào thể trạng của bệnh nhân mà có thể tăng thêm kháng lực, tăng cường vận động trong các bài tập cho bệnh nhân. Sau đây là gợi ý 12 bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến tập trung vào chi trên và chi dưới của bệnh nhân.  

  • Bài tập chi trên sẽ giúp bệnh nhân khôi phục tối đa sức mạnh thân trên (bao gồm cơ vai, tay) để có thể hoàn toàn sử dụng lại các chức năng thân trên. 
  • Bài tập chi dưới cũng tăng cường kích thích khả năng vận động chủ động của bệnh nhân và giảm bớt các hỗ trợ thụ động, giúp hệ thần kinh vận động của bệnh nhân được kích thích tối đa. 

Bài tập nâng cao vai và khuỷu tay

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi, tay duỗi thẳng đặt giữa 2 chân, phải để thẳng khuỷu tay
  • Bước 2: Bệnh nhân kéo tay lên trên cho tới khi khuỷu tay bằng vai
  • Bước 3: Nhẹ nhàng đưa tay trở lại vị trí cũ
  • Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 5 lần 

Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày

Bài tập nâng cao vai và khuỷu tay
Hướng dẫn bài tập nâng cao vai và khuỷu tay

Lưu ý: Người hỗ trợ cần đứng ở bên yếu của bệnh nhân để hỗ trợ. 

Bài tập co cơ khuỷu tay

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi, tay duỗi thẳng đặt giữa 2 chân, phải để thẳng khuỷu tay
  • Bước 2: Bệnh nhân kéo tay lên trên cho tới khi khuỷu tay bằng vai
  • Bước 3: Nhẹ nhàng đưa tay trở lại vị trí cũ
  • Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 5 lần 

Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày

Bài tập co cơ khuỷu tay
Hướng dẫn bài tập co cơ khuỷu tay

Tập xoay khớp cổ tay

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi, chống khuỷu tay lên bàn, hai tay nắm vào nhau
  • Bước 2: Bệnh nhân xoay khớp cổ tay sang trái và phải
  • Bước 3: Lặp lại bài tập khoảng 10 lần 
  • Bước 4: Đổi tư thế xoay khớp cổ tay lên trên và xuống dưới, tiếp tục lặp lại khoảng 10 lần

Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày

Bài tập xoay khớp cổ tay
Hướng dẫn bài tập xoay khớp cổ tay

Tập co khớp ngón tay

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi, tay bên liệt duỗi thẳng đặt trên bàn
  • Bước 2: Bệnh nhân dùng tay bên lành từ từ gập bàn tay bên liệt sao cho các ngón tay cùng chạm vào lòng bàn tay
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 3s
  • Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 20 lần 

Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày

Bài tập cơ khớp ngón tay
Hướng dẫn bài tập gập ngón tay

Bài tập chạm ngón tay cái 

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi, tay bên liệt duỗi thẳng đặt trên bàn
  • Bước 2: Bệnh nhân cố gắng dùng từng ngón tay chạm vào ngón cái của bàn tay
  • Bước 3: Lặp lại bài tập khoảng 20 lần 

Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày

Các bước thực hiện bài tập chạm ngón tay cái 
Hướng dẫn bài tập ngón tay

Tập duỗi thẳng gối

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi trên ghế, luồn chân bên lành ra sau chân bên liệt
  • Bước 2: Dùng sức chân bên lành đẩy chân bên liệt, nâng cao chân hết mức có thể
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5s
  • Bước 4: Trở về tư thế ban đầu

Tần suất tập: 3-4 set tập mỗi ngày

Bài tập duỗi thẳng gối
Hướng dẫn bài tập duỗi thẳng chân

Tập nâng từng chân

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi trên ghế, hai chân chống thẳng, lùi phần gót chân ra sau đầu gối một chút
  • Bước 2: Dồn sức vào chân liệt, cố gắng nâng gối cao hết mức có thể 
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5s rồi trở về tư thế ban đầu
  • Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 10 lần

Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày

Bài tập nâng từng chân
Hướng dẫn bài tập nâng chân

Tập đứng lên ngồi xuống

  • Bước 1: Bệnh nhân ngồi trên ghế, hai chân chống thẳng, hai tay nắm chặt và tựa khuỷu tay vào đầu gối làm điểm tựa
  • Bước 2: Dồn sức vào hai chân tạo lực đẩy để đứng dậy 
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5s rồi trở về tư thế ban đầu
  • Bước 4: Lặp lại bài tập khoảng 5 lần

Tần suất tập: 1-2 set tập mỗi ngày

Các bước của bài tập đứng lên ngồi xuống
Hướng dẫn bài tập đứng lên ngồi xuống

Tập đứng thăng bằng

  • Bước 1: Bệnh nhân tập đứng dậy và giữ nguyên tư thế đứng, cố gắng không chạm tay vào điểm tựa
  • Bước 2: Người hỗ trợ đỡ ở bên yếu của bệnh nhân 
  • Bước 3: Giữ tư thế càng lâu càng tốt và ra dấu hiệu nghỉ khi mệt

Tần suất tập: 1-2 lần tập mỗi ngày

Bài tập đứng thăng bằng
Hướng dẫn bài tập đứng thăng bằng

Tìm hiểu thêm về phục hồi chức năng nuốt sau tai biến – tình trạng đặc trưng và thường gặp ở bệnh nhân sau đột quỵ, xảy ra khi chất lỏng, thức ăn hay thậm chí là nước bọt hoặc chất tiết không thể vận chuyển an toàn từ miệng qua thực quản xuống dạ dày và thay vào đó là đi vào đường thở, gọi là hít sặc.

3. 6 lưu ý cần biết khi tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến

Bệnh nhân trải qua tai biến thường yếu và dễ gặp chấn thương hơn người bình thường. Do đó, việc tập luyện vật lý trị liệu cũng cần được theo dõi và thực hiện hết sức cẩn thận để tránh dẫn đến các thương tật không đáng có. Sau đây là 5 lưu ý cần biết khi tập vật lý trị liệu cho các bệnh nhân tai biến:

  • Bệnh nhân cần được kiểm soát tốt các bệnh nền: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, bệnh mạch vành,… Bởi vì các bệnh này có thể làm gia tăng nguy cơ tái phát đột quỵ và làm chậm quá trình hồi phục sau tai biến. Nếu bệnh nhân đã mắc một trong những bệnh nền khác kèm theo tai biến, bệnh nhân cần tham khảo kỹ càng ý kiến của bác sĩ và trình bày rõ bệnh trạng của mình để các bác sĩ có hướng giải quyết tối ưu. [6]
Bệnh nhân cần được kiểm soát tốt các bệnh nền trong quá trình điều trị tai biến
Trong quá trình điều trị tai biến, bệnh nhân cần đồng thời tầm soát và kiểm soát các bệnh nền để giảm thiểu nguy cơ tái phát và gặp nhiều biến chứng trầm trọng hơn
  • Bệnh nhân nên tập luyện tại các cơ sở y tế trong giai đoạn đầu: Trong giai đoạn đầu, các bác sĩ khuyến cáo rằng bệnh nhân nên tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến tại các cơ sở y tế có chuyên môn khoảng 3 – 5 buổi/tuần để được hỗ trợ và giám sát tốt nhất. Tai biến là một tình trạng nguy hiểm và rất cần được theo dõi kỹ càng, do đó, việc tập luyện tại nhà có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân cần được giám sát và hỗ trợ trong lúc tập: Bệnh nhân sau tai biến thường rất yếu, nếu mắc phải nhiều biến chứng nặng như liệt sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tập luyện các bài tập chủ động. Do đó, bệnh nhân sẽ cần được giúp đỡ kích thích thụ động để có thể hoàn thành bài tập. Đồng thời, người hỗ trợ cần theo dõi biểu cảm để phát hiện các vấn đề đột ngột xảy ra và xử lý kịp thời.
Bệnh nhân nên tập luyện tại các cơ sở y tế có chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Bệnh nhân nên tập luyện tại các cơ sở y tế có chuyên môn để được hỗ trợ đúng và kịp thời, theo khuyến cáo của các bác sĩ
  • Người hỗ trợ cần để ý tới biểu cảm của bệnh nhân và dừng lại ngay khi bệnh nhân đau: Thông thường, thể lực của bệnh nhân sau tai biến thường yếu hơn rất nhiều so với các bệnh nhân mắc các tình trạng khác. Do đó, bệnh nhân dễ bị đau mỏi, cứng khớp và gặp nhiều khó khăn trong quá trình tập luyện hơn. Vì thế, người hỗ trợ tập luyện cho bệnh nhân cần chú ý kỹ càng tới biểu cảm của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có biểu hiện đau đớn không dừng hoặc quá sức chịu đựng, người hỗ trợ cần cho dừng bài tập ngay lập tức và đưa bệnh nhân về tư thế nghỉ.
  • Bổ sung nhiều nước, đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi: Các bác sĩ khuyến cáo rằng bệnh nhân nên uống 1 cốc nước ấm trước khi đi ngủ khoảng từ 30 phút – 1 tiếng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần bổ sung đủ từ 1,8 đến 2 lít nước mỗi ngày để giúp lưu thông tuần hoàn tốt, giảm thiểu tình trạng máu vón cục và cô đặc. [7]
  • Bệnh nhân nên tập theo chỉ dẫn của bác sĩ: Mỗi bệnh nhân tai biến có tình trạng sức khỏe và khả năng phục hồi khác nhau. Do đó, bác sĩ có thể đánh giá và thiết kế bài tập phù hợp với khả năng của từng người, giúp bệnh nhân tập luyện đạt hiệu quả cao và tránh tập quá sức. Các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không nên tự ý làm theo khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm: 4 điều cần biết về phục hồi chức năng nói sau tai biến

Bệnh nhân nên tập theo chỉ dẫn của bác sĩ
Quá trình tập luyện của người bệnh cần đảm bảo tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Như vậy, bài viết đã giới thiệu các bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến đơn giản và hiệu quả theo từng giai đoạn. Người hỗ trợ cần lưu ý thiết kế chương trình tập phù hợp với khả năng và tình trạng bệnh của bệnh nhân để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và phòng tránh được các thương tật có thể xảy ra trong suốt quá trình tập.

Các bác sĩ đặc biệt lưu ý rằng bệnh nhân sau tai biến cần phải được tập luyện tại các trung tâm vật lý trị liệu hoặc các cơ sở y tế, không nên tự tập luyện tại nhà. Bệnh nhân tai biến có nhu cầu tập vật lý trị liệu có thể đến Trung tâm phục hồi chức năng và vật lý trị liệu Myrehab Matsuoka. Với những ưu điểm vượt trội như:

  • Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tận tình, chuyên nghiệp, sát sao với bệnh nhân
  • Lộ trình tập luyện được thiết kế cá nhân hóa, phù hợp với thể trạng bệnh nhân
  • Cơ sở vật chất hiện đại cùng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất từ Nhật Bản và Quốc tế

Trung tâm phục hồi chức năng và vật lý trị liệu Myrehab Matsuoka là địa điểm thích hợp dành cho bệnh nhân tai biến, giúp bệnh nhân lấy lại khả năng tự vận động và sinh hoạt trong cuộc sống.

MYREHAB MATSUOKA – Trung tâm phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản

Ngày đăng: 16/05/2024Ngày cập nhật: 23/12/2024

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Myrehab Matsuoka chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo